Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa trong tòa nhà. Các hệ thống chữa cháy có thể sử dụng hóa chất khô và/hoặc các tác nhân ướt để ngăn chặn các vụ hỏa hoạn.
Vai trò của hệ thống chữa cháy
Với đầu vào là các thiết bị nhạy cảm với khói, lửa, hệ thống chữa cháy có khả năng nhanh chóng phát hiện đám cháy; sau đó thực hiện những phương pháp chữa cháy đã được cài đặt. Chính vì thế, nó có khả năng nhanh chóng ngăn chặn và dập tắt đám cháy trong tòa nhà giúp bảo vệ an toàn cho con người và tài sản một cách hiệu quả nhất.
Các loại hệ thống chữa cháy
Hệ thống bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường, hệ thống chữa cháy Sprinkler và hệ thống chữa cháy khí (CO2, Nitơ, FM200,…) là những hệ thống chữa cháy được lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại nước ta.
Hệ thống CO2 thích hợp cho các hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp và thích hợp ngay cả cho các khách hàng riêng. Các thiết bị tương thích với hệ thống phun xả tràn và phun cục bộ. Các thiết bị bổ trợ giúp cung cấp tín hiệu tiền báo động và làm chậm thời gian kích hoạt, cũng như các biện pháp khác để ngăn ngừa sự phun khí tự động trong khu vực đang có người.
Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Hệ thống chữa cháy khí CO2
Hệ thống chữa cháy CO2 dập tắt lửa bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống thấp hơn nồng độ oxy cần thiết để duy trì sự cháy (dưới 15%). Hơn nữa, độ lạnh của CO2 làm tăng thêm hiệu quả dập tắt cháy, và được sử dụng trong chữa cháy cục bộ, nơi CO2 được phun trực tiếp lên ngọn lửa và vật liệu cháy.
CO2 có điểm sôi thấp do đó nó dễ dàng hóa hơi trong quá trình phun.
Sự lan tỏa nhanh trong khu vực bảo vệ của CO2 giúp cho nó dễ dàng tới được những đám cháy trong khu vực khó tiếp cận.
Hệ thống CO2 sử dụng van xả có đường kính lớn, giúp cho dòng lưu lượng khí thoát ra lớn.
Tính phản ứng nhanh của hệ thống và van giúp cho việc xả khí được thực hiện chỉ trong vài giây, tạo nên sự khác biệt sau cháy so với các hệ thống chữa cháy khác.
Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 áp dụng để chữa cháy cho các khu vực
- Phòng điều khiển và xử lý dữ liệu
- Phòng biến áp, bảng điện
- Phòng điện thoại
- Thiết bị viễn thông
- Kho lưu trữ giấy tờ
- Hầm cable
- Phòng chứa động cơ
- Kho chứa chất lỏng dễ cháy,…
Thành phần chính của hệ thống chữa cháy bằng khí CO2
Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2 gồm những bình chứa khí, được nối với hệ thống đường ống dẫn khí. Khi có sự cố, khí CO2 được đưa đến khu vực cần bảo vệ qua hệ thống đường ống dẫn và vòi xả khí.
Thành phần chính của hệ thống chữa cháy CO2 bao gồm 2 thành phần chính:
1. Phần cơ bao gồm: hệ thống bình chứa khí CO2 và van đầu bình.
2. Phần điện có chức năng tiếp nhận, xử lý và phát tín hiệu khi có cháy bao gồm các thiết bị sau:
- Tủ điều khiển chữa cháy
- Đầu báo khói
- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn kích hoạt xả khí
- Nút nhấn trì hoãn xả khí
- Chuông báo cháy
- Còi đèn chớp báo cháy
Hệ thống chữa cháy bán tự động
Hệ thống chữa cháy này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng phun, bộ van. Kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sản.
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống chữa cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay.
Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là sự kết hợp giữa các cấu trúc đường ống dẫn, hệ thống Van tự động hoặc bằng tay, các đầu phun dạng vỡ theo nhiệt độ cho trước, hệ thống đo lường giám sát và kích hoạt, cụm bơm áp lực và bể chứa
Một vài hệ thống Sprinkler điển hình
- Wet Pipe System/Hệ thống ướt
- Dry Pipe System/Hệ thống khô
- Preaction System/Hệ thống kích hoạt trước
- Deluge System/Hệ thống xả tràn
- Combined Dry Pipe-Preaction System
Đối với văn phòng
- Hệ thống Sprinkler trong văn phòng tại các Building là hệ thống của tòa nhà. Thông thường ở Việt Nam sẽ lắp đặt hệ thống Wet Pipe System.
- Việc di dời, thêm mới, cải tạo lại hệ thống Sprinkler theo văn phòng mới phải đảm bảo phù hợp với thiết kế ban đầu và những yêu cầu kỹ thuật trong tòa nhà hiện hữu.
Tuy nhiên đối với những các phòng thiết bị điện, phòng máy chủ, phòng chứa dữ liệu… hoặc là phòng chứa các thiết bị đắt tiền thì không thể sử dụng hệ thống chữa cháy bằng nước được, vì nước có thể làm hư hỏng nặng thêm đối với các thiết bị điện, các hồ sơ giấy tờ…
Để có được những giải pháp hiệu quả hơn trong trường hợp này thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí
Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227ea)
Hệ thống chữa cháy FM200 được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3). Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM-200 hoặc HFC-227ea. Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.
Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.
So sánh các hệ thống chữa cháy
Hệ thống bình khí chữa cháy | Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường | Hệ thống chữa cháy Sprinkler | Hệ thống chữa cháy khí | |
Phạm vi chữa cháy | Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp; đám cháy nhỏ | Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp, trung bình | Cơ sở có nguy cơ chữa cháy thấp, trung bình, cao | |
Nguyên lý làm việc | Thủ công | Bán tự động | Tự động | |
Lớp cháy có khả năng dập tắt | A, B, C, D, E tùy theo từng loại bình | Áp dụng cho đám cháy lớp A | A, B, C, D tùy theo từng chất chữa cháy | Hiệu quả với đám cháy lớp A, B, C |
Chi phí lắp đặt | Trung Bình | Trung bình | Cao | |
Ảnh hưởng tới thiết bị | Trung bình (mỗi chất chữa cháy sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến thiết bị, vật dụng) | Cao (nước sẽ làm hỏng thiết bị điện, điện tử,…) | Hệ thống đường ống ướt/ luôn phiên ướt- khô: Cao.
Hệ thống đường ống khô: Thấp |
Không gây hại cho thiết bị, vật dụng |
Chi phí sửa chữa sau cháy | Hoạt động không hiệu quả với đám cháy lớn nên rất có thể sẽ phải tốn chi phí sửa chữa rất cao sau cháy. | Cao | Hệ thống đường ống ướt/ luôn phiên ướt- khô: Cao.
Hệ thống đường ống khô: Thấp |
Thấp |
Tiêu chuẩn đối với các hệ thống chữa cháy
Việc thiết kế, thi công, lắp đặt he thong chua chay phải dựa trên các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo hệ thống phát huy khả năng chữa cháy tối ưu; qua đó bảo vệ người và tài sản hiệu quả nhất có thể.
Tiêu chuẩn chung cho các hệ thống chữa cháy
- TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
- TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống
- TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 7336:2003– Phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt
Bảo trì hệ thống chữa cháy
Mỗi một hệ thống chữa cháy sau một thời gian đều cần phải bảo trì và bảo dưỡng để bảo đảm khi xảy ra sự cố thì hệ thống chữa cháy hoạt động trơn tru.
Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy nước
Căn cứ theo nghị định 79 của Chính Phủ, Thông tư 04, 11 của Bộ Công An quy định về việc kiểm tra định kỳ của các cơ sở và Tiêu chuẩn Việt Nam 3890: 2009- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC:
- Hệ thống chữa cháy phải được vận hành chạy thử 1 lần/ tháng.
- Kiểm tra định kỳ tất cả các thiết bị hệ thống PCCC 1 lần/ 6 tháng và tổ chức thực hành các phương án phòng cháy và chữa cháy cơ sở 2 lần/ năm.
Kiểm tra định kỳ hệ thống chữa cháy
- Kiểm tra áp suất duy trì, sự ổn định của hệ thống với hệ thống duy trì áp.
- Kiểm tra, thử nghiệm đóng mở các van,tủ điều khiển, động cơ, dầu nhớt lăng, vòi,…
- Kiểm tra các tín hiệu kiểm soát, báo động của hệ thống.
- Thử áp suất ở điểm cao nhất, xa nhất; đảm bảo cột áp đầu lăng 6m.
Nguồn tham khảo: https://b-lux.org/vai-tro-cua-he-thong-chua-chay-trong-pccc/